Thứ sáu, 21/1/2022, 15h39

TP.HCM: Năm 2022 đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối vùng

TP.HCM đang tp trung ưu tiên đu tư các d án giao thông kết ni vi các vùng kinh tế trng đim phía Nam. Đây là các d án quan trng đi vi s phát trin kinh tế, xã hi ca TP cũng như vùng kinh tế trng đim phía Nam.


TP.HCM có h thng cng bin, các ca ngõ hàng hi, trung chuyn, kết ni vi quc tế

Ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, giai đoạn 2021-2025, TP sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực khép kín 3 đường vành đai 2, 3 và 4. Bên cạnh đó, các tuyến quốc lộ kết nối với TP như quốc lộ 22 (nối Tây Ninh), quốc lộ 13 (nối Bình Dương), quốc lộ 50 (nối Long An) và quốc lộ 1 cũng sẽ được đầu tư, mở rộng trong thời gian tới. Riêng tuyến TP.HCM - Mộc Bài cũng sẽ phấn đấu hoàn thành vào năm 2025. Song song với đó là mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Theo ông Lâm, trong đề án kết cấu hạ tầng giao thông TP.HCM đã thông qua năm 2020, giai đoạn 2021-2025, TP sẽ ưu tiên khép kín đường vành đai 2, hoàn thành tốc Mộc Bài - TP.HCM, mở rộng các tuyến quốc lộ. Đây là các trục giao thông chính không chỉ giải quyết việc phân luồng xe tải nặng không vào nội thành mà còn rút ngắn thời gian đi lại giữa TP và các tỉnh lân cận. UBND TP cũng đã có văn bản gửi các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận có ý kiến về hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự á, đồng thời kiến nghị về việc phân chia dự án thành phần, giao TP thực hiện dự án đầu tư đường vành đai 3.

Điểm lại trong 5 năm qua, TP.HCM đã hoàn thành và khởi công mới nhiều dự án giao thông, giải quyết cơ bản tình trạng ùn ứ ở các cửa ngõ cũng như nội thành. Ở phía Tây TP, hạ tầng giao thông cũng dần hoàn thiện, rút ngắn khoảng cách đi lại, thông thương hàng hóa. Mới đây nhất, ngày 26-12-2021, tuyến đường ĐT 823D , trục kết nối TP.HCM - Long An và các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ đã được khởi công. Dự án có điểm đầu tại ranh tỉnh Long An và huyện Bình Chánh (TP.HCM). Điểm cuối tại nút giao Hậu Nghĩa với quốc lộ N2 (đường vành đai 4), đường Hồ Chí Minh và ĐT 825 (huyện Đức Hòa, Long An).


H tng giao thông TP.HCM có nhiu thay đi tích cc tuy nhiên vn còn nhiu hn chế, thiếu đng b

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, ban cùng các đơn vị tư vấn, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Dự kiến có 10 gói thầu và dự án sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, như: Dự án nâng cấp, cải tạo đường và kênh Nước Đen (đoạn từ giáp cống hộp hiện hữu đến kênh Tham Lương), quận Bình Tân; Dự án xây dựng cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới trên đường Xa lộ Hà Nội (Gói thầu cầu vượt số 3)… Bên cạnh các dự án chuẩn bị về đích, năm 2022, dự kiến sẽ khởi công các dự án trọng điểm là: Nhóm 5 dự án nhằm xóa, giảm ùn tắc khu vực Tân Sơn Nhất; mở rộng quốc lộ 50, nút giao thông An Phú…

Ở góc độ chuyên gia kinh tế, PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM nhận định, TP.HCM có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế vùng nhưng chưa được khai thác triệt để. Cụ thể là hạ tầng giao thông có nhiều thay đổi tích cực tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ. Bên cạnh giao thông đường bộ, giao thông đường thủy cũng là một lợi thế lớn để TP.HCM phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. “Trong thời gian tới, TP cần phát triển nhiều trục giao thông, khai thác hiệu quả lợi thế giao thông đường bộ, đường thủy để mở rộng liên kết vùng”, ông Ngân đề xuất.

Cùng quan điểm với PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn đầu tư, Viện Chiến lược phát triển Giao thông vận tải Phạm Minh Hải cho rằng, việc sớm đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông kết nối TP.HCM và các tỉnh không chỉ tạo đà cho TP phát triển mà còn tạo sức bật cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

“TP.HCM có hệ thống cảng biển khá hoàn chỉnh, các cửa ngõ hàng hải, trung chuyển, kết nối với quốc tế. Vì vậy, bên cạnh nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, Chính phủ và TP.HCM cần có giải pháp khai thác hiệu quả cảng biển bằng cách thu hút đầu tư tạo các trục ngang, dọc đáp ứng yêu cầu kết nối vùng. Đặc biệt là cần quan tâm kết nối cụm cảng Cái Mép - Thị Vải với TP.HCM, góp phần giải quyết quá tải ở đường bộ”, ông Hải đề xuất.


Trong giai đon 2021-2025, TP.HCM s hoàn thành nhiu d án giao thông trng đim, thúc đy phát trin kinh tế vùng

Cũng theo ông Hải, dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2025, sân bay Long Thành được đưa vào khai thác, nếu không đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông kết nối sân bay sẽ là áp lực lớn ở cửa ngõ phía Đông TP. Khu vực Đông Nam bộ có tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuy nhiên tình trạng ùn tắc, quá tải trong những dịp lễ, tết vẫn diễn ra. Các tuyến đường được như Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống, xa lộ Hà Nội… cũng thường xuyên ùn ứ. Do vậy, việc kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông ở các cửa ngõ là bài toán cần giải quyết sớm.

A.Trn