Thứ năm, 15/4/2021, 09h08

Môi trường giáo dục thân thiện trong ngôi trường tiên tiến hiện đại

Là mt trong 3 trưng THPT ti TP.HCM thc hin theo mô hình trưng tiên tiến theo xu thế hi nhp khu vc và quc tế, nhiu năm qua Trưng THPT Nguyn Du (Q.10, TP.HCM) đã khng đnh đưc “v thế giáo dc” trong lòng giáo dc thành ph.

Bằng nỗ lực thay đổi, không ngừng đổi mới và học hỏi, đội ngũ giáo viên nhà trường đã xây dựng môi trường giáo dục nhà trường thân thiện, lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh và giáo viên mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo điều kiện để học sinh được hội nhập ngay từ trên ghế nhà trường.

Hi nhp t ghế nhà trưng

Một trong những “đặc sản” làm nên tên tuổi của Trường THPT Nguyễn Du phải kể đến “nỗ lực đưa văn hóa đến học sinh”. Bền bỉ suốt nhiều năm nay, bằng nhiều hoạt động, chương trình đa dạng, ý nghĩa, các sân chơi về văn hóa, nghệ thuật dân tộc đã được thầy và trò nhà trường âm thầm “neo giữ”. Không chỉ dừng lại ở việc tổ chức đa dạng các hoạt động chương trình giáo dục ngoại khóa, nội dung giáo dục văn hóa còn được nhà trường mạnh dạn xây dựng thành chuyên đề giáo dục xuyên suốt trong năm học, có sự “chung tay” của giảng viên các trường ĐH lớn, mang đến nhiều thích thú cho học sinh.

“Văn hóa được xem là cội gốc, càng trong môi trường hội nhập học sinh càng phải hiểu về văn hóa nguồn cội của dân tộc mình. Cùng với kiến thức, việc chú trọng quan tâm đến giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh, nhà trường mong rằng sẽ trang bị cho học sinh “hành trang” để hội nhập, trở thành những công dân toàn cầu, giữ gìn và lan tỏa văn hóa dân tộc đến bạn bè năm châu”, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) chia sẻ.

Song song với giáo dục văn hóa, Trường THPT Nguyễn Du cũng chú trọng xây dựng nhiều sân chơi, từ thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, cho đến khoa học, kỹ thuật. Những sân chơi hỗ trợ giáo dục toàn diện học sinh, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh. Việc đa dạng nhiều sân chơi ý nghĩa trong nhà trường cũng là cách giúp học sinh phát huy năng khiếu, định hướng sớm ngành nghề phù hợp. “Mục tiêu của giáo dục hiện đại không chỉ chú trọng đến kiến thức mà còn phải chú trọng đến trang bị kỹ năng cho học sinh. Làm sao hình thành cho các em sự tự tin, mạnh dạn, phát triển toàn diện”, thầy Phú bày tỏ.

Hết mình vì hc sinh

Với mong muốn hỗ trợ học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề, mới đây 5 giáo viên Trường THPT Nguyễn Du đã… đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM. Đây là lần đầu tiên một trường THPT cử giáo viên đi thi kỳ thi đánh giá năng lực.

“Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM hiện đang là một trong những phương thức xét tuyển được nhiều trường ĐH sử dụng. Cùng với điểm thi tốt nghiệp THPT, phương thức này được học sinh lựa chọn rất nhiều. Khi giáo viên đi thi, thầy cô sẽ nắm rõ cấu trúc, hiểu cách ra đề, hiểu nội dung, thậm chí là hiểu tâm lý phòng thi của học sinh để... về ôn tập cho học sinh của mình một cách hiệu quả, sát thực nhất”, thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ.

Không chỉ dừng lại ở việc hiểu, thầy Phú cho biết, việc tham gia trực tiếp vào kỳ thi sẽ giúp giáo viên thay đổi, điều chỉnh phương pháp giảng dạy, tiến tới tiệm cận sâu sát hơn với học sinh, hỗ trợ học sinh một cách hiệu quả nhất. “Khi đã hình dung được khối lượng kiến thức, cách thức ra đề, mỗi thầy cô sẽ có sự điều chỉnh trong phương thức giảng dạy, cách thức ra bài kiểm tra, cách thức hỗ trợ học sinh. Từ đó, mở ra thêm cơ hội giúp các em dễ dàng hơn bước vào giảng đường ĐH ở các ngành nghề mà các em yêu thích. Sắp tới, nhà trường sẽ tiếp tục vận động, cử thêm giáo viên tham gia dự thi các kỳ thi đánh giá năng lực của các trường ĐH khác, để có chiến lược hỗ trợ học sinh sâu, rộng…”.

Trong vai trò một “thí sinh” dự thi, thầy Trịnh Tuấn Hiền (giáo viên toán, Trường THPT Nguyễn Du) nhìn nhận, nhiều học sinh hiện nay có xu hướng học tủ, học lệch, học theo khối thi trong khi đó kỳ thi đánh giá năng lực lại kiểm tra đánh giá học sinh một cách tổng quát, toàn diện ở nhiều mặt nội dung kiến thức. Do đó, nếu dự thi đánh giá năng lực, học sinh sẽ không đạt được kết quả cao. “Thời gian tới, việc giảng dạy cho học sinh chắc chắn sẽ khác, không chỉ là học sinh lớp 12 mà ngay cả đối với học sinh các khối lớp 10, 11. Mục tiêu là giúp các em rèn luyện được kỹ năng tư duy, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của kỳ thi đánh giá năng lực”.


Nhiu sân chơi đa dng, ý nghĩa đưc Trưng THPT Nguyn Du t chc, giúp phát trin toàn din hc sinh

Đồng hành cùng học sinh chọn lựa các ngành nghề phù hợp, trước mỗi mùa tuyển sinh, chính Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du là người trực tiếp đứng ra… tư vấn cho phụ huynh cuối cấp. Công tác tư vấn được thực hiện bao quát từ thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT, thông tin về các trường ĐH cho đến thông tin về các ngành nghề đang rất khát nguồn nhân lực.

“Mỗi trường ĐH đều có nhiều phương thức tuyển sinh. Phụ huynh, học sinh quan tâm đến trường ĐH nào thì tìm hiểu thật kỹ về đề án tuyển sinh của trường để tăng thêm cơ hội trúng tuyển. Hiện nay, trường ĐH nào cũng có sự đầu tư về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, đa dạng các ngành nghề đào tạo, vì vậy, phụ huynh không nên quá áp đặt con phải lựa chọn học trường này, trường kia. Học trường ĐH nào cũng được, công lập, ngoài công lập hay quốc tế, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, miễn là các em phát triển được năng lực của bản thân, đúng với ngành nghề mà các em mơ ước…”, thầy Phú nhấn mạnh.

PV